Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho mật ong Bạc hà được cấp Giấy chứng nhận đăng ký

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay Quốc gia cụ thể; là cách tiếp cận nghiên cứu – phát triển để bảo tồn, nâng cao giá trị kinh tế của hàng nông sản có chất lượng đặc thù do các điều kiện tự nhiên và con người của khu vực địa lý đó quyết định.

Chất lượng đặc thù của sản phẩm chỉ được duy trì nếu sản xuất trong vùng địa lý đó, còn sản xuất ở nơi khác sẽ bị thay đổi (hoặc do yếu tố tự nhiên, hoặc do kỹ thuật sản xuất). Sản phẩm được bảo hộ sẽ được độc quyền sử dụng tên địa danh là tài sản công, làm công cụ tiếp cận bất cứ thị trường nào, chống lại sự canh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất. Người tiêu dùng được chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Người dân xã Sủng Thài (Yên Minh) nuôi o­ng lấy mật Bạc hà.
                                                      Ảnh: Khánh Toàn


Đối với Hà Giang, chỉ dẫn địa lý “ Mèo Vạc” cho sản phẩm mật o­ng Bạc hà là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của tỉnh được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, kể từ 1.3.2013. Cơ quan tổ chức quản lý Chỉ dẫn địa lý là Sở Khoa học và Công nghệ. Mặt khác, đây còn là Chỉ dẫn địa lý đầu tiên của nước ta đối với sản phẩm mật o­ng. 

Để có được điều này, phải kể đến sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh phê duyệt, triển khai Dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc cho sản phẩm mật o­ng Bạc hà của tỉnh Hà Giang”. Nội dung Dự án tập trung xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đăng ký chỉ dẫn, cụ thể: Nghiên cứu danh tiếng sản phẩm; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đặc thù của sản phẩm; nghiên cứu các yếu tố con người tạo nên chất lượng đặc thù của sản phẩm; xác định đặc tính sinh vật học của giống o­ng và cây nguồn mật Bạc hà; nghiên cứu các yếu tố địa lý tạo nên chất lượng đặc thù của cây Bạc hà và xây dựng bản đồ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”. 

Mật o­ng Bạc hà Mèo Vạc có từ lâu đời và được nhiều người biết với tính biệt dược và quý hiếm (chỉ chiếm gần 4% sản lượng mật của Việt Nam). Cây Bạc hà có tên khoa học Elsholtzia cypriani. Bạc hà dại chỉ phân bố tại vùng biên giới Việt – Trung, là một trong 146 cây nguồn mật của Việt Nam. Mật o­ng Bạc hà thuộc nhóm 20 loại mật đa hoa chính của nước ta, chỉ có duy nhất tại Cao nguyên đá Đồng Văn và chỉ có 1 vụ sản xuất duy nhất trong năm (từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 12). Bản thân cây Bạc hà với tinh dầu (Aetheroleum Menthae) trưng cất được xếp vào Dược điển Việt Nam. Chất lượng đặc thù của mật o­ng Bạc hà “Mèo Vạc” còn gắn liền với phương thức nuôi truyền thống lâu đời của người Mông tại Cao nguyên đá Đồng Văn (bắt o­ng làm tổ bằng một số loại gỗ không mùi, như gỗ cây sở, không sử dụng thuốc kháng sinh...). Đặc điểm dễ nhận biết nhất của mật o­ng Bạc hà là có mầu vàng chanh hoặc vàng oliu và không biến đổi sau 1 năm từ ngày sản xuất; có mùi thơm đặc trưng của hoa Bạc hà; vị ngọt mát và dịu, không khé; mật tồn tại dưới dạng lỏng (đầu vụ sản xuất) hoặc kết tinh nếu bảo quản lâu ngày. Tuy nhiên, do quý nhưng hiếm nên sản phẩm chưa đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 

Khu vực chỉ dẫn địa lý gồm 46 xã, thị trấn của 4 huyện vùng cao núi đá khu vực Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là: Mèo Vạc (12 xã: Tả Lủng, Sủng Trà, Sủng Máng, Lũng Chinh, Lũng Pù, Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Pả Vi, Thượng Phùng, Pải Lủng, Xín Cái, Sơn Vỹ và thị trấn Mèo Vạc); Đồng Văn (19 xã: Lũng Cú, Ma Lé, Lũng Táo, Đồng Văn, Sà Phìn, Sủng Là, Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo, Lũng Thầu, Vần Chải, Thài Phìn Tủng, Tả Phìn, Tả Lủng, Sinh Lủng, Sảng Tủng, Lũng Phìn, Hồ Quáng Phìn và Sủng Trái); Yên Minh (6 xã: Hữu Vinh, Sủng Thài, Đường Thượng, Sủng Cháng, Lao Và Chải và Thắng Mố); Quản Bạ (9 xã: Tùng Vài, Thanh Vân, Tam Sơn, Cán Tỷ, Quyết Tiến, Đông Hà, Thái An, Lùng Tám và Quản Bạ). 

Tuy nhiên, để đạt tính chất, chất lượng đặc thù cũng như yêu cầu về mầu sắc (vàng đỏ đến vàng chanh), mùi thơm Bạc hà, vị ngọt không khé và hàm lượng các chất như: H2O dưới 21%; đường tổng hợp HMF (Hydroxymethylfurfuran) từ 40 – 60mg/kg mật; Fructoza dưới 65g/100g mật; Glucoza dưới 65g/100g mật; Sacoraza dưới 5mg/100g mật; chất không tan dưới 0,1g/100g mật và không được có hàm lượng Tetracyline thì người chăn nuôi o­ng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nuôi trong khu vực chỉ dẫn địa lý có phân bố cây Bạc hà dại và đặc biệt, không sử dụng thuốc Tetracyline để chữa bệnh cho o­ng. 

Mật o­ng Bạc hà là sản phẩm có giá trị kinh tế cao và chỉ có ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Bởi vậy, chính quyền địa phương cần có định hướng phát triển lâu dài, bền vững và hiệu quả nghề nuôi o­ng theo phương thức truyền thống của đồng bào dân tộc; để vừa giữ gìn, phát triển nghề nuôi o­ng truyền thống, vừa tạo công ăn việc làm cho đồng bào; đồng thời, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Việc được Nhà nước cấp chứng Giấy chứng nhận đăng ký là cơ hội, cũng là thách thức. Do đó, ngoài sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan, còn rất cần sự am hiểu và tuân thủ các quy định của Nhà nước trong thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm mật o­ng Bạc hà quý hiếm của tỉnh nói riêng, Toàn quốc cũng như thế giới nói chung và của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

theo hagiang

Chuyên mật ong bạc hà mèo vạc hà giang, mật ong rừng

Đ/C: Khu coma18 nhà A10 đường Lê Trọng Tấn  - La Khê - Hà Đông - Hà Nội

Điện thoại: 093 639 8281

 

Liên hệ :nvsanguss@gmail.com -Điện thoại: 0936398281

Chuyên cung cấp mật ong rừng,mật ong nhãn,mật ong nguyên chất,mật ong bạc hà, mật ong nguyên sáp