Rụng tóc: Bệnh không nguy hiểm nhưng khó chữa

Hói đầu sớm, rụng tóc nhiều - tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây cho “khổ chủ” nhiều phiền toái, lo lắng, và mất tự tin. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nên phải tìm đúng thì mới có cơ hội chữa dứt điểm.

 “Phát khóc vì rụng tóc, buồn rầu vì hói đầu”
 

 

“Phát khóc vì rụng tóc, buồn rầu vì hói đầu” 

Người có tuổi rụng tóc thì không sao, ở tuổi 20-30 mà tóc đã rụng cả nắm mỗi khi gội, chải đầu; tóc thưa hẳn ở hai bên trán … thì sẽ khiến họ mất tự tin khi đứng trước đám đông, trước người khác giới và thậm chí có bạn còn … sợ không lập được gia đình!\ 

Chia sẻ trên diễn đàm lamchame, một bạn có nickname Littlerose, 24 tuổi, “kêu gào” trong topic “Tóc rụng, sắp hói không lấy được chồng rồi các mẹ ơi…” về chứng rụng tóc kèm theo da đầu nhờn suốt mấy tháng nay mà chữa không khỏi. Cô cũng đã từng thử nhiều cách, hết tinh dầu bưởi đến xịt thuốc mọc tóc, hết uống Vitamin đến Hà thủ ô theo lời mách của nhiều người, mà vẫn chẳng ăn thua! 

Không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng rụng tóc nhiều và hói đầu sớm lại rất khó chữa, không có một liệu pháp hay loại thuốc nào có thể đảm bảo đáp ứng cho 100% các trường hợp bệnh vì rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây nên: di truyền, thay đổi nguồn nước, dầu gội, dùng thuốc hoặc sau khi ốm dậy, sau khi sinh con … hay thậm chí là không có nguyên nhân nào cả. Nhưng ở nhiều trường hợp, chứng hói đầu sớm đến từ độ tuổi 20 với nhiều nam giới mà trong gia đình không hề có tiền sử hói đầu… 

“Mắt xích” của quá trình rụng tóc, hói đầu 

Về mặc cơ chế, chính tình trạng rối loạn chuyển hóa ở tuyến tiết dưới mỗi chân tóc do những tác động từ ngoại cảnh và bên trong cơ thể đã gây ra rụng tóc. Tại đây, nồng độ hoóc-môn Dihydrotestosterone (gọi tắt là DHT) tăng cao, dẫn đến tăng tiết bã nhờn ở dưới nang tóc, khiến cho nang tóc bị bịt lại, hô hấp kém đi, chân tóc trở nên yếu và tóc dễ rụng. Với những nang tóc đã rụng mà tóc mới không mọc lại sau một thời gian nhất định sẽ teo đi, da đầu trở nên nhẵn bóng, quá trình hói đầu xuất hiện như một hậu quả tất nhiên! 

Như thế, kiểm soát được nồng độ của DHT chính là chặn được “mắt xích” quan trọng trong quá trình rụng tóc và có thể “làm chậm” cả quá trình hói đầu do di truyền tự nhiên!
 

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, L-Arginin và Kẽm là 2 hoạt chất mang lại hiệu quả trong việc giúp cơ thể lấy lại được cân bằng DHT và Testosteron. Trong đó, L-Arginin đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chức năng của hệ nội tiết, mạch và phản ứng miễn dịch, giúp tuyến thượng thận làm việc tốt hơn, tăng sản sinh hormon sinh dục testosteron, nhờ đó giảm nhu cầu sản sinh DHT, nên giúp giảm tiết bã nhờn cũng như sự co rút của nang tóc nên giảm rụng. Kẽm là khoáng chất quan trọng trong có trong tất cả các cơ quan của con người, đặc biệt giúp cân bằngnồng độ giữa DHT và Testosteron trong máu nên hiệu quả cao trong việc hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc. 

Bên cạnh đó, L-Carnitin fumarate và Biotin là 2 hoạt chất đầu bảng trong cơ chế giảm thiểu sự tiết bã nhờn của tuyến bã nhờn ở chân tóc. Các chất béo chính là thành phần cơ bản để tiết ra bã nhờn ở da đầu. L-Carnitin fumarate giúp tăng cường chuyển hóa chất béo vào ty thể để sinh năng lượng, vì thế giúp giảm tối đa lượng chất béo thừa cũng như bã nhờn ở chân tóc. Biotin (hay Vitamin H) \là một axit amin đóng vai trò chủ chốt trong việc chuyển hóa chất béo. Thiếu hụt Biotin dễ dẫn đến rụng tóc, nổi mụn trứng cá, viêm da… Ngày nay người ta thường sử dụng liệu pháp tiêm hoặc uống Biotin cho nhiều trường hợp rụng tóc cũng cho những kết quả rất khả quan.

 

theo dantri

Liên hệ :nvsanguss@gmail.com -Điện thoại: 0936398281

Chuyên cung cấp mật ong rừng,mật ong nhãn,mật ong nguyên chất,mật ong bạc hà, mật ong nguyên sáp